Hội thảo về biến đối khí hậu ở Việt Nam 20/03/2023 Hoàng Nguyệt Ngày 6 – 7/2/2023 Tổ chức Bánh mì cho Thế giới (BfdW) đã tổ chức cuộc hội thảo về Biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam. Điều hành hội thảo có bà Eva Maria Jongen – Giám đốc văn phòng Tổ chức Bánh mì cho Thế giới khu vực Việt Nam và Lào; ông Thomas Hirsch – Giám đốc, cố vấn khí hậu và phát triển, Đức Tại hội thảo ông Thomas chia sẽ câu chuyện về Trung tâm biến đối khí hậu tại Bangladesh. Năm 2009 BfdW đã tham vấn các đối tác về giải pháp giảm nhẹ tác động của BĐKH và quyết định thành lập một Trung tâm BĐKH tại Bangladesh. Trung tâm được xây dựng với diện tích là 23 ha, có tầm nhìn và sứ mệnh rất rõ ràng. Trung tâm triển khai các diễn đàn và kết nối các quốc gia với nhau, có đối tác đông đảo là các trường Đại học,Viện nghiên cứu hàng đầu về BĐKH… Trung tâm xây dựng nhà ở thân thiện, khu tập huấn, khuôn viên cảnh quan dành cho học sinh, sinh viên học tập và nghiên cứu, … Tại đây có đưa ra các giải pháp về năng lượng xanh, thích ứng BĐKH, các vùng nông thôn cộng đồng nghèo… Từ mô hình tại Bangladesh, ông Thomas đề xuất xây dựng một Trung tâm BĐKH tại Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan đến BĐKH. Ông Nguyễn Quang Tấn – Trung tâm ICRAF trình bày dự án này sẽ do BfdW tài trợ chính, đồng tài trợ là CIFOR- ICRAF và Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên. Trung trâm được xây dựng với diện tích 15 ha trong khuôn viên của Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Mục tiêu của Trung tâm là thực hành các biện pháp giảm thiểu và thích ứng BĐKH, góp phần thực hiện cam kết của Việt nam về “phát thải ròng bằng 0 – net Zero vào năm 2050”. Trung tâm sẽ xây dựng tòa nhà Trung tâm, công viên khí hậu, Sân vận động ngoài trời, các khu vệ tinh, …nhằm tổ chức sự kiện tập huấn, hội thảo, phát triển năng lực về khí hậu, cung cấp dịch vụ du lịch trải nghiệm lối sống xanh… Trung tâm dự kiến sẽ khởi động từ năm 2023 và đến năm 2029 sẽ vận hành và tự chủ về tài chính. Ngày 7-02- 2023, Hội thảo thảo luận về các khuôn khổ liên quan đến hành động khí hậu tại Việt Nam. Theo bà Dung – BfdW cho biết từ năm 1999 – 2018 Việt Nam được xếp hạng là quốc gia chịu ảnh hưởng từ khí hậu tiêu cực thứ sáu trên toàn Thế giới. Tháng 3 năm 2015, Khung hành động Sendai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã đặt ra 4 ưu tiên hành động và 7 mục tiêu cần đạt được đến năm 2030. Việt Nam đóng góp vào thực hiện mục tiêu này là tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng cho sinh kế bến vững; giảm thiểu rủi ro thiên tai do các hiện tượng khí hậu cực đoan, góp phần giải quyết vấn đề mất mát, thiệt hại; xây dựng và phát triển các chương trình truyền thông quốc gia; thu hút sự tham gia của cộng đồng. Về kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP), Việt Nam tập trung ưu tiên các lĩnh vực Nông nghiệp, du lịch, công nghiệp và thương mại, tài nguyên thiên nhiên, sức khỏe cộng đồng, … Các kế hoạch về thích ứng và phòng chống thiên tai sẽ là trọng tâm của các quyết định phát triển; thích ứng BĐKH phải gắn với phát triển bền vững; khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia. Ông Phạm Văn Điển – Hiệu trưởng trường đại học Lâm Nghiệp cho biết về mục tiêu thực hiện NAP của ngành Lâm nghiệp đến năm 2030 giải quyết tình trạng mất rừng và suy thoái rừng; kiểm soát hiệu quả việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất; phấn đấu cải thiện chất lượng 50% diện tích rừng bị suy thoái; hoàn thiện thể chế chính sách. Tại hội thảo các thành viên tham gia đã đưa ra các câu hỏi, ý kiến đóng góp và thảo luận để hoàn thiện kế hoạch thành lập Trung tâm BĐKH; các giải pháp và đề xuất về kế hoạch thực hiện giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH tại Việt Nam